3 Điều Các Doanh Nghiệp và Startup Nên Học Hỏi.
Trong chuyến đi công tác châu Á vừa qua, mỗi nơi tôi đặt chân đến dù ở Hàn Quốc, Thái Lan hay Việt Nam, khi biết tôi là công dân Mỹ, mọi người đều hỏi “Cô đã bầu cho ai?”
Hãy quên đi quan điểm chính trị, dù chúng ta thích hay không thích anh Trump. Tôi muốn chia sẻ những điều làm một ứng cử viên đầy tai tiếng, to mồm, không hề có kinh nghiệm trong chính trường và với ngân sách tranh cử cực kỳ khiêm tốn đã chiến thắng cuộc chơi. Đây là 3 bài học quý báu mà một doanh nghiệp, startup khởi nghiệp nên học hỏi.
1. NHANH - GỌN - RẺ
Mô hình xây dựng khởi nghiệp đã được Trump cùng ban tư vấn xử dụng triệt để. Mô hình BUILD-MEASURE-LEARN của Eric Rie đã được áp dụng cho từng thông điệp truyền thông. Họ xây dựng một thông điệp rất nhanh ( BUILD), dùng analytics làm thước đo hiệu quả của thông điệp (MEASURE), và sẳn sàng “giết chết” nó ngay nếu nó không gây hiệu ứng như mong đợi ( LEARN).
Nếu như phương pháp truyền thông truyền thống như quảng cáo báo đài …rất tốn kém và mất thời gian xây dựng, vì thế sẽ rất tốn kém và khó thay đổi. Thì sự tức thời và nhanh gọn của mạng xã hội cho Trump rất nhiều ưu thế: nhanh, gọn, rẻ…và dễ dàng thay đổi. Đa số các ads của Trump rất rẻ tiền và dễ thực hiện. Ngay cả đứa con 8 tuổi Levi của tôi với một cái máy go-pro nhỏ xíu hay smart phone cũng có thể thực hiện được những video ads của Trump. Đó là anh Trump chỉ ngẫu hứng dùng một máy camera và nói thẳng vào ống kính. Không những xây dựng một MVP (Minimum Viable Product) đánh thẳng vào nhu cầu của core audience (nhóm ủng hộ cốt lõi), mà thông điệp tạo cảm giác chân thật, tức thời.
Vậy MVP (Minimum Viable Product) của bạn là gì? Bạn có đủ thước đo và sự linh động để điều chỉnh, sửa đổi và sẳn sàng “giết chết” nó?
2. NHẤT QUÁN, PHÂN KHÚC VÀ “KHÁC BIỆT” TRONG THƯƠNG HIỆU
Đa số các chính trị gia rất chải chuốt, ăn nói hoàn hảo, mẫu mực và họ biết nói những điều khán giả và người hâm mộ muốn nghe. Họ muốn làm vừa lòng tất cà mọi người, mọi tầng lớp xã hội, mọi chủng tộc va mọi quốc gia trên thế giới. Và chính vì thế rất dễ tiên đoán họ sẽ nói gì, làm gì. Chúng ta khó cảm được cái xúc cảm thật sự của một chính trị gia vì họ rất an toàn, mẫu mực và thiếu cá tính. Vì thế, thông điệp của họ bị nhạt nhòa trong biển trời những thông tin mà khán giả phải tiếp cận mỗi ngày.
Anh Trump thì ngược lại. Ngay từ đầu anh ta xác định core audience (khán giả, thị trường, nhóm hâm mộ cốt lõi) và thật sự nhắm vào họ để truyền tải thông điệp. Anh làm cho nhóm đối kháng và ngay cả những người ủng hộ anh ta bị sốc, tức giận, bị xúc phạm … Tuy nhiên, không ai có thể chối từ sự (pop-up, consistent, authentic)“ nổi trội, nhất quán, và chính gốc” của anh Trump. Trong khi các đối thủ nhạt nhòa thì anh luôn nổi trội vì tạo khác biệt.
Bài học cho doanh nghiệp là thương hiệu bạn không nên làm vừa lòng tất cả các phân khúc thị trường. Hãy chọn phân khúc thật kỹ càng và tập trung vào nó. Sự khác biệt của bạn là gì? Điều gì làm bạn/ sản phẩm của bạn nổi trội?
3. LOGIC LÀM TA SUY NGHĨ, CẢM XÚC KHIẾN TA HÀNH ĐỘNG
Thông điệp của anh Trump từ khẩu hiệu cho đến các cuộc tranh luận đều nhắm vào tâm lý “Pain-Gain”. Tức là thay vì tập trung vào xây dựng bức tranh màu hồng đầy hứa hẹn của nước Mỹ thì anh Trump nhấn vào sự tức giận và nỗi lo của người dân Mỹ. Nỗi lo mất việc làm vì hầu hết các công ty outsource cho các nước đang phát triển, nỗi lo đóng thuế quá cao, nỗi tức giận vì lực lượng lao động rẻ và gia nhập bất hợp pháp từ Mexico đang dần lấy đi các việc làm của người dân Mỹ, nỗi căm giận vì Trung Quốc “ chơi bẩn” và cũng là nỗi lo sợ Trung Quốc sẽ trở thành bá chủ thế giới…
Anh Trump luôn thể hiện liên tục những cảm xúc thật sự của mình. Dù ủng hộ anh Trump hay không, khán giả biết được con người thật của anh. Ta gọi là “ what you see is what you get.” Khán giả cảm thấy thật sự “connect” với anh Trump: vui buồn, hãi nộ, ái ố. Anh không hoàn chỉnh tí nào nên anh tạo cảm giác “real và authentic”. Trong thương hiệu, sự “ real và authentic” có trị giá ngàn vàng. Nếu chúng ta không có điểm nhấn: real, authentic and pop-out ( thật, chính gốc và nổi trội) thì sản phẩm của chúng ta sẽ bị khán giả, người tiêu dùng xem như một mặt hàng (commodity) như hàng vạn mặt hàng khác trên thị trường. Một mặt hàng (commodity) sẽ bị vùi dập thê thảm trên mặt bằng giá cả.
Vậy cảm xúc thật sự của thương hiệu của bạn là gì? Thương hiệu của bạn đại diện cho điều gì?
Kết luận, chiến lược marketing của Trump với chi phí thấp hơn nhiều so với đối thủ đã thắng thế. Trump cùng ban tư vấn đã triệt để sử dụng mô hình lean startup, tiêp tục leverage vào thương hiệu cốt lõi, phân khúc “chính gốc” và đầy cá tính.
Chúng ta không cần phải giống anh Trump, nhưng doanh nghiệp và các khởi nghiệp startup ít vốn, thiếu kinh nghiệm phải cạnh tranh với các đối thủ khổng lồ, rút ra nhiều bài học giá trị từ chiến lược của Trump.
Tác giả: Lan Bercu.
Tác giả 36 Kế Trong Kinh Doanh Hiện Đại.